Nghiệp vụ Pháp chế

Ban hành Quy chế thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ Thông tin và Truyền thông

(07/08/2020)

Ngày 03/8/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1330/QĐ-BTTTT Ban hành Quy chế thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử tại Bộ Thông tin và Truyền thông.

Báo cáo Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(03/08/2020)

Thực hiện Quyết định số 822/QĐ-TCT ngày 10/4/2020 của Tổ công tác ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2020 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật và Quyết định số 823/QĐ-TCT ngày 10/4/2020 cuả Tổ trưởng Tổ công tác về việc phân công thành viên Tổ công tác, Tổ giúp việc và Bộ phận thường trực tham gia các Nhóm rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Nhóm rà soát quy định pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã hoàn thiện Báo cáo "Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu  của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư"

Báo cáo Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông

(03/08/2020)

Ngày 03/7/2020, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn ký ban hành Báo cáo số 56/BC-BTTTT "Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý

nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông"

Quy định pháp luật hiện hành về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

(28/07/2020)

Rà soát văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là rà soát văn bản) là việc xem xét, đối chiếu, đánh giá các quy định của văn bản được rà soát với văn bản là căn cứ để rà soát, tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp. Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là việc tập hợp, sắp xếp các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, xác định còn hiệu lực theo các tiêu chí nhất định (sau đây gọi là hệ thống hóa văn bản). Thông qua các hoạt động này, các văn bản, quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp được phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý, qua đó góp phần tích cực vào tiến trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho việc tra cứu, áp dụng và thực hiện pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

KỸ THUẬT HỢP NHẤT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

(28/07/2020)

Theo Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật số 01/2012/ UBTVQH13 ngày 22/3/2012 thì hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật là việc đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung theo quy trình, kỹ thuật quy định tại Pháp lệnh; việc hợp nhất phải bảo đảm sự đầy đủ, chính xác về nội dung của các văn bản được hợp nhất và không được làm thay đổi nội dung, hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật được hợp nhất. Trong đó: Văn bản được hợp nhất là văn bản sửa đổi, bổ sung và văn bản được sửa đổi, bổ sung. Văn bản hợp nhất là văn bản được hình thành sau khi hợp nhất văn bản sửa đổi, bổ sung với văn bản được sửa đổi, bổ sung.