Chính sách, pháp luật

Bộ Thông tin và Truyền tham gia góp ý với Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số

16/10/2024 13:40 CH

 Pháp lệnh Dân số được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2003, sửa đổi Điều 10 năm 2008. Pháp lệnh  Dân  số đã có nhiều tác động  tích  cực trong  việc điều chỉnh  các  vấn đề dân  số;  khắc  phục được  tình  trạng  tản  mạn, phân tán điều  chỉnh  dân  số ở nhiều văn bản trước đó; tạo cơ sở pháp  lý  quan trọng thực hiện công tác dân số; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổchức, cá nhânđối với công tác dân số.

Thực tiễn hiện nay, trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều vấn đề dân số nảy sinh so với thời điểm ban hành Pháp lệnh Dân số; nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, đòi hỏi phải thay đổi mục tiêu, biện pháp điều chỉnh các vấn đề dân số và bảo đảm cho các quy định về dân số thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Qua đánh giá, tổng kết việc thi hành Pháp lệnh Dân số, cần khắc phục một số hạn chế, tồn tại, đó là: còn nhiều nội dung của Pháp lệnh chưa phù hợp để đáp ứng yêu cầu thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề vềquymô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số, chất lượng dân số; thiếu quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm và cơ chế thực hiện của các chủ thể trong thực hiện các biện pháp công tác dân số; thiếu quy định cụ thể về chính sách ưu tiên, đối tượng ưu tiên, mứcưu tiên, biện pháp thực hiện đối với một số đối tượng đặc thù trong sử dụng các dịch vụ dân số; đối với vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn trong việc thực hiện các biện pháp công tác dân số.
Vì vậy, cần phải xây dựng Luật Dân số để bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện hành; khắc phục các hạn chế, bất cập; kế thừa các quy định còn hiệu quả của Pháp lệnh Dân số; xây dựng các quy định phù hợp với xu thế của thời đại, bảo đảm tính khả thi, phù hợp vớicác giá trị văn hóa dân tộc và con người Việt Nam.
Để triển khai xây dựng Luật Dân số, Bộ Y tế đã đề xuất các chính sách lớn của Luật, bao gồm:
(1) Chính sách “Duy trì mức sinh thay thế”.
(2) Chính sách “Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên”.
(3) Chính sách “Thích ứngvới già hóa dân số, dân số già”.
(4) Chính sách “Phân bố dân số hợp lý”.
(5) Chính sách “Nâng cao sức khỏe dân số”.
(6)  Chính  sách  “Lồng  ghép  các yếu tố  dân số  trong kế hoạch  phát triển kinh tế - xã hội”.
Ngày 07/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được công văn số 6137/BYT-CDS ngày 07/10/2024 của Bộ Y tế về góp ý dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số. Sau khi nhận được công văn, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nghiên cứu và rà soát toàn bộ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số và đã có công văn số 4454/BTTTT-PC ngày 18/10/2024 để trả lời Bộ Y tế. Về cơ bản, Bộ Thông tin và Truyền thông nhất trí với sự cần thiết và nội dung các chính sách lớn mà Bộ Y tế đã đề xuất tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân số.

Vụ Pháp chế - Bộ Thông tin và Truyền thông