Thời gian gần đây, xã hội xuất hiện một bộ phận nhà báo, phóng viên thiếu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị; hoạt động thiếu chuẩn mực, ảnh hưởng đến hoạt động hợp pháp và gây bức xúc cho nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; vi phạm đạo đức nghề nghiệp, hoạt động trái quy định pháp luật bị xử lý vi phạm, thậm chí bị xử lý hình sự. Có hiện tượng một số đối tượng có đạo đức yếu kém, năng lực chuyên môn hạn chế, thiếu chuẩn mực của người làm báo tìm cách gia nhập vào đội ngũ nhà báo, lợi dụng uy tín, thanh danh của nghề làm báo để trục lợi, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác, gây ra bất ổn xã hội. Từ tháng 01/01/2017 đến ngày 30/9/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành 40 cuộc thanh tra, 35 cuộc kiểm tra; ban hành 183 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 5 tỷ 146,5 triệu đồng. Qua xử lý vi phạm, Bộ đã ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo do có sai phạm hơn 30 trường hợp. Ngoài ra, trong những năm qua cũng có nhiều trường hợp nhà báo, phóng viên và người liên quan đến hoạt động báo chí có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bị khởi tố, truy tố, xét xử. Các trường hợp bị xử lý, thu hồi thẻ nhà báo và xử lý hình sự đều xuất phát từ nguyên nhân tác nghiệp báo chí không đúng quy trình, thiếu chuẩn mực; phóng viên, nhà báo có phẩm chất đạo đức và năng lực yếu kém.
o Có bằng đại học, bất kể trong lĩnh vực nào.
o Có hai năm công tác liên tục tại cơ quan báo chí.
Chưa có quy định yêu cầu phải qua khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo trước khi xét/làm thủ tục cấp thẻ nhà báo lần đầu.
Do đó, việc đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng người làm báo, thúc đẩy môi trường báo chí minh bạch, chuyên nghiệp, nhân văn khi đề xuất chính sách để bổ sung điều kiện cấp thẻ nhà báo là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà báo hiện nay, uy tín của báo chí, người dân có thể được tiếp cận tới các sản phẩm báo chí có chất lượng tốt hơn.