Phổ biến giáo dục pháp luật

Một số giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo

06/12/2023 09:35 SA

 1.     Tình hình thực tiễn hiện nay

Công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu vực biên giới, hải đảo là một trong những công tác quan trọng luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng.
Thực tiễn cho thấy, trong mọi công tác nói chung và công tác PBGDPL nói riêng, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động PBGDPL. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ làm công tác PBGDPL, cán bộ quản lý hoạt động PBGDPL nói chung và tại vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới, hải đảo nói riêng bảo đảm cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng PBGDPL, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội. 
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến 31/12/2022 cả nước có 2.426 BCVPL trung ương, 7.519 BCVPL cấp tỉnh; 17.752 BCVPL cấp huyện và 148.624 TTVPL cấp xã. Hiện nay, cả nước có 3.434 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn 51 tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Theo thống kê chưa đầy đủ số lượng BCVPL, TTVPL luật tại các địa phương này, cụ thể như sau: Số lượng báo cáo viên pháp luật cấp tỉnhlà 5584 người, trong đó số lượng biết tiếng dân tộc dân tộc thiểu số là 1.098 người (19.66%), số lượng là người dân tộc thiểu số là 640 người (11.3%); có 1.834 người có trình độ trên đại học (32,84%), có 3.749 người có trình độ đại học (67.13%). Số lượng báo cáo viên pháp luật cấp huyện là 11.383 người, trong đó số lượng biết tiếng dân tộc dân tộc thiểu số là 3.138 người (27.56%), số lượng là người dân tộc thiểu số là 2.280 người (20.03%), có 2.058 ngườicó trình độ trên đại học (chiếm 18,07%), %), có 9.111 người có trình độ đại học (80.04%). Số lượng tuyên truyền viên pháp luật tại cấp xãcó 87.234 người, trong đó biết tiếng dân tộc dân tộc thiểu số là 32.419 người (37.16%), số lượng là người dân tộc thiểu số là 31.945 người (36.61%), có 883 người người có trình độ trên đại học (1.01%), có 47.682 người có trình độ đại học (54.66%), có 15.776 người người có trình độ cao đẳng, trung cấp (18.08%), có 22.893 người có trình độ trung học phổ thông (26.24%).
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, tính đến ngày 31/5/2023 tổng số cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số trên cả nước là 260.209 người/2.147.892 (tỉ lệ 12%), trong đó trung ương là 9.390 người (3.7% so với tổng số biên chế), ở địa phương là 250.819 người (13,2% so với tổng số biên chế). Số lượng, tỉ lệ cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở nhiều địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số hiện còn rất thấp. Theo đó có thể thấy, số lượng BCV cấp tỉnh và cấp huyện là người dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 1.12% trên tổng số cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Đội ngũ BCVPL, TTVPL cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công việc, có nhiều đóng góp thiết thực trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được trên, đội ngũ BCVPL, TTVPL thực hiện công tác PBGDPL nói chung và tại vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới, hải đảo nói riêng đang còn có những tồn tại, khó khăn, vướng mắc sau đây:
- BCVPL, TTVPLlàm việc kiêm nhiệm, tính chuyên nghiệp trong thực hiện công tác PBGDPL còn hạn chế; thiếu cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch lâu dài nguồn nhân lực cho công tác PBGDPL. Nhiều BCVPL, TTVPLchưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về kiến thức chung như kiến thức về xã hội, giới, bình đẳng giới, văn hóa, ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số cũng như còn thiếu các kỹ năng liên quan để PBGDPL cho các đối tượng này.
- Việc thu hút học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số được đào tạo tại các cơ sở đào tạo luật tham gia làm BCVPL, TTVPL còn hạn chế. Theo thống kê của Trường Cao đẳng Luật miền Bắc, Trường Cao đẳng Luật miền Trung và Trường Cao đẳng Luật miền Nam, số lượng học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số trung bình chiếm 66.3%[1] trên tổng số học sinh, sinh viên, tuy nhiên số lượng thu hút được để phối hợp trong công tác này còn khá hạn chế.
- Chưa có cơ chế, chính sách quy định về chế độ hỗ trợ đội ngũ BCVPL, TTVPLlà người dân tộc thiểu số, biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng DTTS khi tham gia công tác PBGDPL;
Trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, đề án, dự án PBGDPL cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS&MN theo từng giai đoạn.. Tuy nhiên đến nay chưa có chương trình, đề án, dự án trực tiếp quy định về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện PBGDPL tại vùng DTTS&MN, nhất là đội ngũ BCVPL, TTVPL.
Trong bối cảnh nước ta đang thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN với các mục tiêu cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới, hải đảo, thu hẹp khoảng các giàu nghèo giữa miền núi và đồng bằng, việc xây dựng và hoàn thiện, thi hành pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là tập trung nguồn lực tăng cường PBGDPL tại các vùng đồng bào DTTS&MN là một vấn đề cấp bách. Việc nâng cao năng lực cho đội ngũ BCVPL, TTVPLsẽ đưa công tác PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới, hải đảo thêm hiệu quả, đi vào thực chất và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
2. Một số giải pháp trong thời gian tới
Trên cơ sở đó, một số giải pháp phù hợp nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các khu vực miền núi hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thể đem lại hiệu quả tích cực trong thời gian tới, cụ thể như sau:
1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và bản thân đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Rà soát, nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới, hải đảo.
3. Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật tại vùng đồng bào DTTS&MN, biên giới, hải đảo đi vào chiều sâu, chú trọng chất lượng hơn số lượng.
4. Đổi mới phương pháp, chương trình, tài liệu đào tạo cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cũng như đổi mới phương pháp của BCV, tuyên truyền viên khi phổ biến pháp luật đến với đồng bào.
5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
6. Triển khai, nhân rộng các hoạt động chỉ đạo điểm tại một số tỉnh, TP.
7. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội góp phần nâng cao năng lực đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật.
8. Giao Bộ Tư pháp xây dựng Đề án và tổ chức thực hiện Đề án này, tuy nhiên, thời hạn Đề án mỗi giai đoạn nên kéo dài khoảng 3 năm. Sau khi thực hiện hoàn thành 1 giai đoạn, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện của cả giai đoạn 3 năm, trên cơ sở đó, tiếp tục đề xuất các giải pháp mới, hiệu quả, phù hợ cho giai đoạn tiếp theo, không nên thực hiện 1 nhóm giải pháp kéo dài suốt 5-7 năm, sẽ dẫn đến việc lặp lại, thiếu cập nhật.


 

Nguyễn Thị Đàm Liên - Vụ Pháp chế