Ngày 30/11/2022, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký ban hành Thông tư số 24/2022/TT-BTTTT Ban hành "quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin" (QCVN 132:2022/BTTTT).
Nội dung QCVN 132:2022/BTTTT bao gồm các nội dung chính:
(1) Quy định chung.
(2) Quy định kỹ thuật. Tại nội dung này dã quy định về yêu cầu chung, yêu cầu bảo vệ điện đến con người và yêu cầu bảo vệ chống cháy do điện.
(3) Quy định về quản lý
(4) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
(5) Tổ chức thực hiện
Ngoài ra, QCVN 132:2022/BTTTT cũng ban hành kèm theo 18 Phụ lục về các nội dung:
(1) Phụ lục A (Quy định) - Kiểm tra tình trạng hoạt động bình thường, kiểm tra điều kiện hoạt động bất thường và kiểm tra tình trạng lỗi đơn;
(2) Phụ lục B (Quy định) - Máy phát thử nghiệm;
(3) Phụ lục C (Quy định) - Điều kiện thử nghiệm đối với thiết bị có chứa bộ khuếch đại âm thanh;
(4) Phụ lục D (Quy định) - Các thành phần;
(5)Phụ lục E (Quy định) - Tiêu chí đối với tín hiệu chuông điện thoại;
(6) Phụ lục G (Tham khảo) - Danh mục quá điện áp (theo IEC 60364-4-44);
(7) Phụ lục H (Quy định) - Dây quấn cách điện không có các lớp cách điện xen kẽ;
(8) Phụ lục I (Quy định) - Khóa liên động an toàn;
(9) Phụ lục K (Quy định) - Ngắt kết nối các thiết bị;
(10) Phụ lục L (Quy định) - Thế điện hóa học;
(11) Phụ lục M (Quy định) - Phép đo khe hở không khí và chiều dài đường rò;
(12) Phụ lục N (Quy định) - Các biện pháp bảo vệ chống lại các vật dẫn điện;
(13) Phụ lục O (Quy định) - Mạch dành cho kết nối với hệ thống dây điện trong tòa nhà;
(14) Phụ lục P (Quy định) Thử nghiệm giới hạn ngắn mạch;
(15) Phụ lục Q (Quy định) Kiểm tra độ bền cơ học;
(16) Phụ lục R (Quy định) Xác định các bộ phận có thể tiếp cận;
(17) Phụ lục S (Quy định) Phương pháp thay thế xác định khe hở cách điện trong mạch nối với nguồn điện xoay chiều không vượt quá 420 Vđỉnh (RMS 300V);
(18) Phụ lục T (Quy định) Mã HS của thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin;
* Phạm vi điều chỉnh:
Quy chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn điện áp dụng cho bản thân các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin.
Quy chuẩn này không quy định các yêu cầu an toàn điện của các giao diện được thiết kế và dự định để kết nối tới mạng viễn thông và công nghệ thông tin.
Mã số HS của các thiết bị thuộc phạm vi của quy chuẩn này quy định tại Phụ lục T ban hành kèm theo QCVN 132:2022/BTTTT.
* Đối tượng áp dụng của Thông tư:
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.
* Hiệu lực thi hành của Thông tư:
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2024.
- Khoản 21 Điều 1 Thông tư số 18/2010/TT-BTTTT ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.