Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện tự rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc nội dung đề mục giao dịch điện tử và gửi xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan để xác định nội dung quy phạm pháp luật thuộc đề mục.
Việc thực hiện pháp điển đối với đề mục giao dịch điện tử bảo đảm tuân tủ đúng quy trình, thủ tục pháp điển.
Đề mục giao dịch điện tử gồm 18 văn bản có nội dung thuộc đề mục (thuộc thẩm quyền pháp điển của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và 27 văn bản có nội dung liên quan đến đề mục.
Đề mục Giao dịch điện tử có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội, gồm 08 chương và 54 điều.
Với đề mục này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã bổ sung them 03 Mục tại Chương V. giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước do một số văn bản QPPL có nội dung tương đối độc lập, cụ thể:
Mục 2 Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hang gồm nội dung của Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hang.
Mục 3, giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thật nghiệp gồm nội dung tại Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Mục 4, giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính bao gồm nội dung tại Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Các điều trong dự thảo kết quả pháp điển bảo đảm đúng nguyên tắc điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngày sau các điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo trật tự thời gian ban hành đối với các điều của văn bản cùng hiệu lực.
Đối với các trường hợp một điều quy định chi tiết, hướng dẫn nhiều điều hoặc điều cùng áp dụng một phụ lục, biểu mẫu thì được thực hiện pháp điển và chỉ dẫn theo quy định.
Trong quá trình pháp điển không phát hiện các quy phạm pháp luật có nội dung mâu thuẫn, không phù hợp với thực tế.