Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã cơ quy định chương riêng về Kiểm tra, xử lý văn bản. Việc kiểm tra, xử lý văn bản là hoạt động “hậu kiểm”, được thực hiện sau khi văn bản được ký ban hành, nhằm:
- Phát hiện những nội dung trái pháp luật của văn bản mà trong giai đoạn thẩm định, thẩm tra có thể không hoặc chưa phát hiện được để kịp thời đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của văn bản trong hệ thống pháp luật. Bảo đảm các văn bản QPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ được triển khai thi hành thống nhất từ trung ương đến địa phương’
- Tăng cường tính chuyên nghiệp, kỹ luật, trách nhiệm của các cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động ban hành văn bản QPPL, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hòa thiện hệ thống pháp luật;
- Bảo đảm tính nghiêm minh trong quản lý nhà nước, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cuả các cơ quan, tổ chức, công dân qua đó tăng cường lòng tin của nhân dân với cơ quan quản lý nhà nước;
- Thông qua việc xem xét, đánh giá, kết luận về tính hợp pháp của văn bản, công tác kiểm tra, xử lý chỉ ra những thiếu sót, khiếm khuyết trong quá trình ban hành văn bản, từ đó có kiến nghị nhằm đổi mới, hoàn thiện quy trình xay dựng và ban hành văn bản QPPL, tạo dựng môi trường pháp lý minh bạch, ổn định, lành mạnh, thúc đẩy kinh tế- xã hộ phát triển, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Để triển khai một cách hiệu quả, đồng bộ và có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong công tác kiểm tra văn bản QPPL tại Bộ Thông tin và Truyền thông, Vụ pháp chế đề nghị xây dựng Quy chế Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Thông tin và Truyền thông.