Phổ biến giáo dục pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ THÀNH PHẦN VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

21/12/2021 22:22 CH

 Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) được thành lập vớ tư cách là một thiết chế phối hợp liên ngành trong hoạt động PBGDPL để thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước coi PBGDPL là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Thông qua thiết chế Hội đồng, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan đều có cơ hội được tham gia, thảo luận, bày tỏ quan điểm về các nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng, cũng như bảo đảm việc chỉ đạo, triển khai các hoạt động PBGDPL được diễn ra thống nhất, tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực.

          Nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương trong chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo phương châm hướng về cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và đổi mới cách thức hoạt động của Hội đồng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 21/2021/QĐ-TTg ngày 21/6/2021 quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
          Quyết định có 10 Điều, với nội dung cụ thể:
          1. Điều 1 quy định về Thành phần của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
          2. Điều 2 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
          3. Điều 3 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
          4. Điều 4 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Phó Chủ tịch Thường trực và Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
          5. Điều 5 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Ủy viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
          6. Điều 6 quy định về Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và Tổ Thư ký
          7. Điều 7 quy định về Chế độ làm việc và thông tin, báo cáo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
          8. Điều 8 quy định về Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và Tổ Thư ký
          9. Điều 9 quy định về Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
          10. Điều 10 quy đinh về Trách nhiệm thi hành
          Về thành phần của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương - đây là nội dung thay đổi có tính chất đột phá so với trước đây (Quyết định số Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 và Quyết định số 42/2017/QĐ-TTg ngày 20/9/2017), theo đó:
          - Chủ tịch Hội đồng theo quy định mới là Phó Thủ tướng Chính phủ, trước đây chỉ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
          - Phó Chủ tịch thường trực trước đây là Thứ trưởng Bộ Tư pháp, nay là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
          - Các Phó Chủ tịch Hội đồng theo quy định mới là - Thứ trưởng Bộ Tư pháp; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;  Mời Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Chủ tịch Hội đồng. Trước đây quy định là: Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Mời Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm Phó Chủ tịch Hội đồng.
          - Về Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Dân tộc, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài ra, mời đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) làm Ủy viên Hội đồng.
          Về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và trách nhiệm các thành viên Hội đồng đã được chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn của Hội đồng.
          Ngoài ra, tại Điều 6 của Quyết định cũng đã có quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và Tổ Thư ký. Đây là một điểm mới so với các quy định trước đây. Với nội dung này, Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương; Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, việc triển khai các nôi dung hoạt động của Hội đồng sẽ được thực hiện bài bản, có nề nếp, gắn với công tác chung trong hoạt động pháp chế nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng; từ đó giúp cho hoạt động tư vấn của Hội đồng phối hợp, phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương ngày càng đi vào chiều sâu và có tính thiết thực.
          Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày này có hiệu lực từ ngày 08 tháng 8 năm 2021 và thay thế Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (sau đây gọi là Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg) và Quyết định số 42/2017/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg (sau đây gọi là Quyết định số 42/2017/QĐ-TTg).