Chung

Thông tư 04/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP

Thông tư 04/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP

(13/07/2021)

Ngày 21/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư 04/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp

(19/05/2021)

Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp. Nghị định quy định chi tiết doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nhóm công ty, doanh nghiệp quốc phòng an ninh, công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước và quy định cụ thể về sở hữu chéo giữa các công ty trong nhóm công ty.

Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP)

Nghị định số 28/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP)

(05/05/2021)

Nghị định gồm 08 chương và 26 Điều quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Phương án tài chính của dự án PPP; (3) Nguồn vốn thực hiện dự án PPP của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; (4) Quản lý, sử dụng, thanh toán vốn nhà nước trong thực hiện dự án PPP; (5) Quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; (6) Chia sẻ phần doanh thu tăng, giảm; (7) Chế độ báo cáo; (8) Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân; (9) Điều khoản thi hành

Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

(27/04/2021)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Nghị định này quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm tài sản bảo đảm; xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (biện pháp bảo đảm) và xử lý tài sản.
Nghị định áp dụng đối với các đối tượng sau: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Phương thức hòa giải và trọng tài trực tuyến (ODR)

(23/03/2021)

Về chiến lược phát triển đất nước, Bộ Chính chị tại Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đã đưa ra muc tiêu “…Xây dựng được hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100% các xã. Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP (đến năm 2030 đạt trên 30%); năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm..."

Việc xây dựng và phát triển nền tảng ODR tại Việt Nam đóng góp tích cực vào việc phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam. Với tư cách là cơ quan tài phán tham gia hòa giải và trọng tài các giao dịch trên môi trường số ODR sẽ giúp đảm bảo môi trường pháp lý trên mạng internet được tốt hơn cho các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế số, qua đó niềm tin của người dân vào việc tham gia các hoạt động trên môi trường mạng sẽ được tốt hơn.

 

Một số yêu cầu đổi mới tư duy pháp lý trong xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(17/03/2021)

Cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ lõi như blockchain (chuỗi khối), Internet vạn vật (thay chỉ vì là Internet thông tin như hiện nay được gắn kết giữa các máy tính để bàn, máy tính xách tay và điện thoại thông minh - smart phone), điện toán đám mây, dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), robot, học máy (machine learning), điện toán đám mây (cloud computing)… đang tác động mạnh mẽ tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quản trị ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một câu hỏi lớn được đặt ra là trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp này, tư duy pháp lý có điều gì cần thay đổi. Liệu tư duy pháp lý truyền thống sẽ đứng trước những thách thức nào?